Để đảm bảo kết quả niềng răng là tốt nhất, trong thời gian đeo niềng răng người bệnh cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Vậy phải kiêng gì để không ảnh hưởng đến kết quả niềng răng? Cùng đi tìm lời giải đáp chi tiết về vấn đề này trong bài viết sau đây.
Mục lục
Tại sao cần phải kiêng khem khi niềng răng?
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha sử dụng các khí cụ niềng răng như: mắc cài, dây cung hoặc khay niềng tác động một lực vừa đủ để đưa răng về đúng vị trí trên khung hàm. Phương pháp này thường được chỉ định cho các trường hợp như: răng hô, vẩu, răng móm, răng thưa, răng mọc lệch lạc, khấp khểnh, sai khớp cắn.
Phương pháp niềng răng được rất nhiều khách hàng đánh giá về độ an toàn và hiệu quả giúp bạn nhanh chóng sở hữu hàm răng đều đẹp như mong muốn.
Quá trình niềng răng bao gồm các giai đoạn như: thăm khám và điều trị tổng quát, đặt thun tách kẽ, gắn mắc cài, giai đoạn nhổ răng (nếu cần)… Sau khi gắn mắc cài lên răng, tất cả các bác sĩ đều dặn dò khách hàng những lưu ý về chăm sóc răng miệng và những thói quen ăn ăn uống và sinh hoạt để không làm ảnh hưởng đến hệ thống dây cung, mắc cài. Chỉ cần thực hiện theo những chỉ định đó đảm bảo quá trình niềng răng của bạn sẽ diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả cao nhất.
Trên thực tế để có thể đạt được hiệu quả niềng răng cao nhất, khách hàng cần phải để ý đến nhiều vấn đề. Có rất nhiều thực phẩm cần phải kiêng. Đồng thời còn cần phải có cách chăm sóc răng miệng hiệu quả. Đây là giai đoạn quyết định đến tính thẩm mỹ về sau vậy nên khách hàng không nên quá tùy tiện ăn uống và cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả chỉnh nha cao nhất.
Sở dĩ, khách hàng cần chú ý nhiều điều và phải kiêng nhiều thứ là vì trong quá trình chỉnh nha, răng chịu tác động của các khí cụ niềng răng nên rất dễ bị nhạy cảm, ê buốt và dễ bị ảnh hưởng xấu bởi tác nhân gây hại. Các khí cụ chỉnh nha là nơi mà vi khuẩn cũng như các mảnh vụn thức ăn bám dính lại trên răng nhiều hơn. Chính vì thế mà vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, phát triển dẫn đến các bệnh lý về răng miệng.
Thêm nữa, hệ thống mắc cài và dây cung cũng dễ bị bung, tụt nếu phải chịu tác động mạnh từ việc vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc ăn những món ăn không phù hợp. Từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha. Khi niềng răng, nếu bạn giữ được thói quen ăn uống và chăm sóc răng miệng đúng cách, nó sẽ giúp bạn hạn chế được việc bung, gãy mắc cài trong suốt quá trình chỉnh nha. Điều này có thể giúp rút ngắn thời gian niềng cũng như mang lại hiệu quả chỉnh nha cao nhất.
Đọc thêm: Nuốt phải mắc cài niềng răng có nguy hiểm không?
Niềng răng cần kiêng ăn gì?
Sau khi niềng răng, bạn nên bổ sung một chế độ ăn uống phù hợp, cân bằng chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe trong suốt quá trình chỉnh nha. Bổ sung những thực phẩm phù hợp là vô cùng quan trọng, giúp bạn hạn chế được việc bung tuột mắc cài, đảm bảo cho quá trình chỉnh nha diễn ra liên tục và từ đó giúp mang lại hiệu quả tốt nhất.
Tuy nhiên, có không ít bạn vẫn chưa đánh giá được hết về tầm quan trọng của vấn đề này nên vẫn ăn uống vô tội vạ khiến cho hiệu quả niềng răng không được như mong đợi. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem trong quá trình niềng răng nên kiêng ăn những loại đồ ăn nào ngay trong phần dưới đây.
Niềng răng nên kiêng thức ăn quá dai, dính
Những loại đồ ăn quá dai hoặc có độ bám dính cao sẽ khiến cho răng phải chịu một lực nhai mạnh để có thể nghiền nát thức ăn. Chính vì vậy, sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình dịch chuyển của răng. Đặc biệt, thực phẩm dính còn dễ mắc vào hệ thống khí cụ có thể làm bung mắc cài hoặc gây khó khăn đến việc vệ sinh răng miệng. Từ đó, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây các bệnh lý viêm nhiễm trong khoang miệng và gây hại trực tiếp đến răng.
Vậy nên, khi niềng răng bạn nên tránh ăn những loại thực phẩm như: bánh dày, bánh nếp, bánh chưng, kẹo dẻo, kẹo kéo… Như vậy sẽ ngăn chặn được tình trạng bung mắc cài, nhức mỏi hàm khi niềng. Đồng thời ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng.
Niềng răng nên kiêng thức ăn quá cứng, giòn
Bên cạnh những thức ăn quá dai, dính thì bạn cũng nên bỏ qua những loại thực phẩm cứng, giòn. Đồ ăn quá cứng sẽ dễ làm dịch chuyển hoặc bung tuột mắc cài khi cắn, nhai đồ ăn. Nghiêm trọng hơn, nó còn có thể làm nứt vỡ mắc cài, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả niềng răng.
Còn với những loại đồ ăn giòn sẽ tạo điều kiện cho các mảnh vụn thức ăn lọt vào hệ thống dây cung, mắc cài gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng.
Thực phẩm cứng, giòn đều là tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chỉnh nha. Vậy nên, để quá trình niềng răng không bị gián đoạn và mang lại hiệu quả như mong đợi, bạn nên kiêng những loại thức ăn như: Các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, hạt điều…), bỏng ngô, các loại kẹo cứng. Đặc biệt với những người có thói quen nhai đá cần từ bỏ ngay vì nó không chỉ ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha mà còn làm tăng nguy cơ khiến răng bị ê buốt.
Với những loại trái cây cứng, bạn nên cắt thành từng miếng nhỏ, tránh dùng răng cắn cũng dễ làm bung tuột mắc cài.
Nên kiêng những thực phẩm chứa nhiều đường, axit
Không chỉ với những người niềng răng, người không niềng răng cũng nên hạn chế bổ sung thực phẩm chứa nhiều đường vì chúng là tác nhân gây các bệnh lý về răng miệng, chúng dễ tạo mảng bám trên răng gây sâu răng và các bệnh về lợi, gây ra những tác động xấu tới răng trong quá trình niềng.
Còn những loại thực phẩm chứa nhiều axit sẽ làm ăn mòn bề mặt răng, khiến răng bị chuyển màu, gây ê buốt răng.
Chính vì vậy, để hạn chế những hệ lụy về sau làm ảnh hướng đến sức khỏe răng miệng, bạn nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm chứa quá nhiều đường, axit,…
Niềng răng cần kiêng những loại đồ uống gì?
Bên cạnh việc tránh bổ sung các loại thực phẩm làm ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha, bạn cũng nên chú ý hạn chế sử dụng nước ngọt nước uống có ga. Thay vào đó, bạn nên bổ sung nhiều nước lọc cho cơ thể để ngăn chặn sâu răng cũng như gây mòn men răng.
Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế sử dụng những loại nước uống dễ bám màu vào răng vì nó sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây hại đến sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, những loại đồ ăn thức uống dễ bám màu còn làm biến đổi màu sắc mắc cài, không đảm bảo được tính thẩm mỹ trong suốt quá trình niềng răng.
Đọc thêm: Niềng răng có được uống nước lạnh không?
Những lưu ý cần thiết trong thời gian niềng răng
Với những thông tin vừa chia sẻ ở phía trên đã phần nào giúp bạn xác định được đâu là những loại đồ ăn, nước uống niêng kiêng khi thực hiện niềng răng. Bổ sung chế độ ăn hợp lý sẽ giúp cho việc vệ sinh răng miệng trở nên dễ dàng hơn, giúp cho hàm răng luôn sạch sẽ và tránh khỏi những tác nhân gây bệnh.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý thực hiện một số vấn đề sau để mang lại hiệu quả chỉnh nha cao nhất nhé
Chăm sóc răng miệng đúng cách
Niềng răng gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc vệ sinh răng miệng. Chính vì vậy, bạn cần kiên nhẫn vệ sinh răng miệng tỉ mỉ và khéo léo để vừa có thể làm sạch được khoang miệng vừa không làm ảnh hưởng đến hệ thống các khí cụ niềng răng.
Sau đây là một vài lưu ý để bạn có thể chăm sóc răng tốt nhất:
- Sử dụng bàn chải đánh răng có đầu nhỏ và mềm hoặc bàn chải đánh răng chuyên dụng (bàn chải kẽ) để dễ dàng luồn vào dây cung, mắc cài giúp loại bỏ sạch vi khuẩn, mảng bám trú ngụ ở những vị trí này.
- Đánh răng từ 2 – 3 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển gây bệnh.
- Kết hợp sử dụng nước súc miệng cho người niềng răng và chỉ nha khoa, tăm nước để loại bỏ sạch sâu các loại vi khuẩn gây hại, giúp ngăn ngừa tình trạng sâu răng cũng như các bệnh lý răng miệng khác.
Tham khảo thêm: Các loại bàn chải phù hợp cho người niềng răng
Bổ sung chế độ ăn uống phù hợp
Trong những ngày đầu niềng răng, do chưa quen với các khí cụ nên bạn thường cảm thấy khó chịu, vướng víu, không thoải mái, có khi còn có cảm giác đau nhức nên có thể hơi khó khăn trong việc ăn uống. Đồng thời các khí cụ cũng chưa ổn định nên trong những ngày này, bạn nên lựa chọn những món ăn mềm, dễ nuốt để tránh làm lệch niềng, làm rơi mắc cài, đứt dây cung.
Còn trong suốt quá trình chỉnh nha, để đảm bảo cho dây cung, mắc cài không bị bung tuột và không làm ảnh hưởng đến việc vệ sinh răng miệng, bạn nên bổ sung chế độ dinh dưỡng như sau:
- Cân bằng các dưỡng chất cho cơ thể bằng cách bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như: vitamin, khoáng chất, canxi vào thực đơn hàng ngày.
- Các sản phẩm từ sữa như: thức uống làm từ sữa, bơ mềm, phô mai, sữa chua… có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, giúp cơ thể khỏe mạnh. Đặc biệt, chúng rất giàu Canxi và Vitamin D tốt cho sức khỏe của răng miệng.Đồng thời các sản phẩm từ sữa giúp rất dễ nuốt, không gây tác động nhiều nên răng và hàm.
- Các sản phẩm từ trứng có đặc điểm mềm, dễ nhai. Trong trứng có chứa vitamin D, flour là thành phần dinh dưỡng rất tốt cho răng miệng, giúp cho răng chắc khỏe hơn đồng thời ngăn cản sự phá hủy của các axit có trong thức ăn.
- Thức ăn nấu mềm, lỏng dễ nuốt để tránh tác động lực nhiều lên răng, giảm thiểu tối đa hoạt động của cơ hàm. Tuy nhiên, những món ăn này cần phải đảm bảo cung cấp cho cơ thể một nguồn dưỡng chất đầy đủ để không bị hụt cân trong quá trình niềng răng.
- Bổ sung nhiều loại trái cây, củ quả tươi bởi vì chúng cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Bạn nên cắt nhỏ rau để không gây tác động nhiều đến việc ăn nhai và đồng thời giúp loại bỏ mảng bám trên răng hiệu quả, góp phần ngăn ngừa sâu răng gây hại.
- Ngoài ra các loại thịt đỏ, xay nhuyễn hay các loại hải sản,… đều rất tốt cho răng.
Tuân theo chỉ định của bác sĩ
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ là rất quan trọng giúp cho kết quả niềng răng được như ý muốn hơn. Bạn nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về những yếu tố sau:
- Tuân thủ đúng về cách chăm sóc răng miệng cũng như chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh tình trạng răng phải chịu những tác động xấu làm gián đoạn quá trình niềng răng và không đảm bảo được tính thẩm mỹ khi tháo niềng.
- Tái khám theo định kỳ mà bác sĩ đã lên lịch để có thể theo dõi được tình trạng răng miệng của mình cũng như có biện pháp khắc phục kịp thời với những vấn đề có thể xảy ra trong quá trình niềng răng. Đồng thời, trong thời gian tái khám, có thể bác sĩ sẽ giúp bạn lấy cao răng để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất.
- Sau khi tháo niềng cần thực hiện đeo hàm duy trì theo chỉ định của bác sĩ để răng dần ổn định và không bị dịch chuyển lại vị trí cũ.
Trên đây là chia sẻ chi tiết những loại đồ ăn thức uống cần tránh trong quá trình niềng răng cũng như những vấn đề cần lưu ý để đảm bảo cho hiệu quả khi niềng răng là tốt nhất. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết này giúp bạn có thể chăm sóc răng miệng thật tốt trong suốt quá trình chỉnh nha và sớm sở hữu hàm răng đều đẹp và nụ cười tươi tắn.